Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia cho đề tài khoa học cấp Bộ 2020

STrong khuôn khổ nhiệm vụ khoa học năm 2020, Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia đối với 04 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất nội dung bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước trong thương mại điện tử cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương; Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất nội dung bồi dưỡng kiến thức truy xuất nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương; Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất nội dung bồi dưỡng kiến thức về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp đinh Bảo hộ đầu từ (EVIPA) cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương; Nghiên cứu xây dựng và áp dụng thử nghiệm hệ thống đào tạo trực tuyến tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.

 

Tham dự hội thảo, có TS. Phạm Văn Lợi – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; các nhà khoa học, các chuyên gia: PGS. TS. Phạm Tất Thắng – Nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công Thương; GS. TS. Đỗ Đức Bình - Trường ĐH Kinh tế quốc dân; PGS. TS Nguyễn Xuân Quang - Trường ĐH Kinh tế quốc dân; TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương; ThS. Lâm Thị Quỳnh Anh - Ban chỉ đạo liên ngành về Hội nhập kinh tế quốc tế; TS. Nguyễn Thị Minh Huyền – Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương; ThS. Nguyễn Thu Huyền – Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương; ThS. Trần Thanh Bình – Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương; TS. Nguyễn Bá Nghiễn – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; TS. Nguyễn Long Giang – Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; TS. Nguyễn Văn Thiện – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; PGS.TS. Nguyễn Hữu Quỳnh – Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội và các thành viên thực hiện của 04 đề tài.

Chuyên gia và thành viên các nhóm thực hiện đề tài tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã thảo luận, đóng góp ý kiến tập trung vào các nội dung của 03 đề tài. Các đề tài đều tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất nội dung bồi dưỡng kiến thức về: quản lý nhà nước về thương mại điện tử; truy xuất nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý và về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Eu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA); áp dụng thử nghiệm hệ thống đào tạo trực tuyến phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành Công Thương. Do đó, đối tượng nghiên cứu đề tài tập trung vào những nội dung cụ thể như: Cơ sở lý luận để nghiên cứu để đề xuất nội dung bồi dưỡng; Thực trạng bồi dưỡng và các chương trình bồi dưỡng; Các giải pháp xây dựng nội dung bồi dưỡng của chương trình.

Các nhóm thực hiện đề tài tiếp thu ý kiến góp của các chuyên gia, các nhà khoa học tham dự hội thảo, sớm chỉnh sửa, bổ sung, sắp xếp, để có thể thông qua hội đồng cấp cơ sở./.



Số lượt xem bài viết: 521, Ngày cập nhật cuối cùng: 15/12/2020